Nghiệp là gì? Làm sao để hóa giải nghiệp?
Khi ai đó gặp khó khăn hoạn nạn trong cuộc sống, cũng có khi là gặp cơn bạo bênh bất ngờ, chúng ta thường nghe mọi người nhắc đến câu quen thuộc: “Tất cả là do nghiệp”! hay “Nghiệp chướng đó”.
Vậy thực sự thì Nghiệp có nghĩa là gì? Chúng ta đã làm gì để tạo nghiệp? Và làm sao để hóa giải những nghiệp chướng này? Ngay bây giờ hãy cùng tiemgo.vn tìm hiểu bạn nhé
Hiểu rõ về Nghiệp: Nghiệp là gì?
Đừng hiểu nghiệp theo nghĩa là nghề nghiệp bạn nhé. Tìm hiểu các tư liệu trong đạo phật, chúng ta có thể hiểu cơ bản rằng:
Nghiệp là từ để ám chỉ những hành động hay tác động của con người hay các sinh vật sống được tạo thành qua: Suy nghĩ, Miệng (lời nói) hoặc Thân(hành động). Vì vậy suy ra nghiệp được tạo nên từ chính những suy nghĩ, tư tưởng, lời nói và hành động của chính chúng ta trong cuộc sống hàng ngày.
Chúng ta cần phân biệt được các khái niệm: Ý nghiệp – Khẩu nghiệp và Thân nghiệp. Trong đó ý niệm là những suy nghĩ được hình thành trong tâm ta. Khẩu nghiệp là những âm thanh, ngôn từ chúng ta nói hàng ngày. Thân nghiệp là những hành động của thân thể chúng ta tạo.
Theo cách hiểu này, thì nghiệp sẽ có cả nghiệp lành và nghiệp xấu, chứ không đơn thuần là chỉ toàn nghiệp xấu như nhiều người vẫn nghĩ.
Vậy chướng thì sao? Trong quan niệm Phật giáo thì chướng được hiểu là ngăn cách, che lấp hay cản trở.
Như vậy thì nghiệp chướng nghĩa là những là sự tác động từ bên ngoài tạo ra sự xuất hiện và hình thành của những hành động sẽ có kết quả để ảnh hưởng về sau. Và tương tự như nghiệp thì nghiệp chướng cũng có hướng thiện và ác.
Phân biệt các loại nghiệp trong cuộc sống ảnh hưởng đến mỗi người
Có 2 loại nghiệp ảnh hưởng đến cuộc sống mỗi người gồm: Nghiệp gia tiên dòng họ và Nghiệp bản thân.
Vậy như thế nào là Nghiệp gia tiên dòng họ?
Thực ra thì gia tiên dòng họ nào cũng có nghiệp này. Chúng ta cần xét rõ xem đó là thiện nghiệp hay ác nghiệp, mà thường thì dòng họ nào cũng đều tồn tại cả thiện và ác nghiệp, và xem xét về thiện nghiệp và ác nghiệp thì phần nào nặng hơn, để có hướng chuyển hóa cho đúng, bởi lẽ nghiệp dòng họ có tính ảnh hưởng tích tụ qua nhiều thế hệ.
Việc hình thành nghiệp dòng họ có liên quan mật thiết đến nghề nghiệp của dòng họ đó: như những dòng họ có truyền thống làm nghề đồ tể thì ác nghiệp sát sinh rất nặng. Nếu không hướng tâm chuyển hóa thay đổi thì nghiệp chướng này ngày càng nặng mang lại hậu họa về sau cho con cháu.
Dù biết rằng nghiệp dòng họ nếu cần hóa giải không thể dễ dàng trobg ngày một ngày hai do cần sự đồng tâm của các thành viên trong dòng họ, nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng vì tích tiểu thành đại, nghiệp nào cũng có thể hóa giải, chỉ cần sự kiên trì, vững tâm bền chí và tâm hồn hướng thiện.
Hiểu đúng về nghiệp bản thân tạo ra là như thế nào?
Theo phật dạy: sau khi rời khỏi thế gian này, thứ con người có thể mang đi không phải là tiền tài, cũng không phải là chồng/vợ hay con cái. Thứ duy nhất chúng ta mang được theo chỉ có là Đức và Nghiệp mà thôi. Vậy nên cần ghi nhớ: chúng ta đến với thế gian này với 2 bàn tay trắng thì khi rời khỏi thế gian cũng lại trắng tay.
Linh hồn chúng ta không tồn tại chỉ vài chục năm như xác thịt, mà sẽ được luân hồi qua nhiều kiếp sống. Trong hành trình luân hồi không ngừng nghỉ đó, mỗi linh hồn sẽ mang theo phần nghiệp từ kiếp trước của mình. Đồng thời trong trong mỗi kiếp sống mỗi linh hồn cũng không ngừng tạo nghiệp, chỉ là khác nhau giữa nghiệp thiện và ác mà thôi. Vậy nên điều cần thiết là việc ý thức trong mỗi hành động, suy nghĩ và lời nói của bản thân để hạn chế tối đa việc tạo nghiệp ác và cố gắng tích lũy thêm nghiệp thiện, cũng như hóa giải nghiệp chướng.
Hóa giải nghiệp chướng để làm gì?
Từ những giảng giải của nhà phật thì quá trình hóa giải nghiệp chướng sẽ giúp tâm tính con người được thanh thản, gột rửa những bụi trần hay được hiểu là những tội lỗi hình thành trong kiếp này và kiếp trước, từ đó, giúp chúng ta phát triển những phẩm giá, đức hạnh tốt đẹp. Tâm hồn chúng ta sẽ trở lên trong sạch, an vui hơn. Dần dần trong cuộc sống chúng ta sẽ gặp được phước lành và may mắn.
Có những cách nào để hóa giải nghiệp chướng?
Buông bỏ oán giận
Buông bỏ oán giận chính phương pháp tốt nhất để xóa bỏ thành công nghiệp chướng.
Phật chỉ có thể hóa giải được duyên trời định mà không mở được duyên do người kết. Bái Phật, kính Phật và hướng Phật cũng là một cách để lòng luôn được thanh thản, hướng tới điều thiện, biết rũ bỏ thói tham, sân si.
Cách này chỉ giúp được những người có vướng bận trong lòng, tìm được đường ngay lối đúng để họ đối nhân xử thế đúng mực, tự mình buông bỏ được cho người khác thì ắt người khác cũng sẽ buông bỏ lại cho mình.
Tích đức bằng cách làm việc thiện
Nhiều người có suy nghĩ đơn thuần là chỉ cần ăn chay niệm phật là tiêu trừ được nghiệp chướng. Nhưng nếu trong quá trình này họ vẫn làm ra những hành động xấu xa, tâm vẫn nảy sinh những suy nghĩ hại người thì rất khó để có thể giải trừ được nghiệp chướng như bản thân mong muốn.
Cách nhanh nhất để tiêu tan nghiệp chướng chính là thành tâm thực hiện những hành động thiện lành. Tâm một lòng hướng thiện, suy nghĩ lời nói và hành động đồng nhất chính là phong thủy mạnh nhất để có thể thay đổi vận mệnh của con người.
Nếu bạn chưa biết việc thiện nào có thể thực hiện thì có một gợi ý dành cho bạn: đó chính là Hiến máu cứu người. Việc này thì đa phần ai là người khỏe mạnh cũng có thể làm được. Không phải tự nhiên mà có câu: một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại. Khi hiến máu là cách bạn giúp người bệnh giành lại sự sống từ lưỡi hái tử thần, việc này cao cả, tốt đẹp biết bao.
Cứu giúp, phóng sính động vật gần với cái chết.
Nếu vô tình bắt gặp một động vật nào sắp bị giết hại, hay bị thương tích, bệnh tật, hoàn cảnh hiểm nghèo, bạn dang tay hỗ trợ giúp đỡ cũng là việc giúp bạn tích đức hóa nghiệp cho bản thân. Những việc này không cần bạn phải giàu có nhiều tiền mới làm được phải không nào.
Sống bao dung và độ lượng hơn với mọi người xung quanh
Con người khi bị tham sân si dẫn lối sẽ dễ tự gây thị phi rắc rối cho bản thân, tự mình tạo ác nghiệp.
Buông bỏ những buồn phiền của bản thân chính là cách duy nhất để giải thoát được ác nghiệp. Tâm càng thanh tịnh an nhiên bao nhiêu thì nghiệp ác càng tiêu tan bấy nhiêu, tâm càng nhiều muộn phiền thì nghiệp ác sẽ ngày càng tích tụ.
Do đó độ lượng, bao dung với người khác chính là bạn đang bao dung với bản thân mình, tha thứ cho người khác chính là đang tha thứ cho bản thân. Đây cũng là cách tạo thiên nghiệp.
Khi nghiệp lành được sinh ra, cùng với đó nghiệp chướng hay ác nghiệp cũng sẽ tự hóa giải. Bạn nên tâm niệm rằng khoan dung độ lượng sẽ đem lại phúc báo suốt cả đời.
Hi vọng những chia sẻ trên của Tiemgo.vn sẽ giúp ích cho cuộc sống của bạn. Hãy thường xuyên ghé thăm tiemgo.vn để cập nhật các kiến thức thú vị bạn nhé!
Leave a Reply